Cách khôi phục dữ liệu đã bị ghi đè
Khi làm việc với dữ liệu quan trọng, một tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một trong những tình huống khó khăn nhất là khi dữ liệu quan trọng bị ghi đè hoặc xóa mất. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng!
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số cách khôi phục dữ liệu đã bị ghi đè. Bằng việc áp dụng những phương pháp này, có hy vọng bạn sẽ có khả năng phục hồi lại những tệp tin quan trọng mà bạn đã tưởng chừng như đã mất mãi. Cứu dữ liệu bị ghi đè có được không? Việc “cứu dữ liệu bị ghi đè có được không?” không có một câu trả lời chính xác. Nó phụ thuộc vào dữ liệu đã bị thay thế toàn bộ hay một phần. Không gian chứa dữ liệu cũ đã được sử dụng lại bởi một dữ liệu khác chưa. Bạn có thể lấy lại một phần dữ liệu trong trường hợp không gian chứa dữ liệu cũ còn trống. Ngược lại, dữ liệu bị ghi đè coi như mất. Có thể nói, việc lấy lại dữ liệu bị ghi đè hết sức khó khăn. Bạn có thể thử một số cách để lấy lại dữ liệu. Tuy nhiên, phần trăm thành công không cao. Tốt nhất, bạn nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng ổ cứng đề tránh dữ liệu bị ghi đè. Cụ thể, nếu bạn phát hiện có bất cứ dấu hiệu gì thể hiện ổ cứng gặp vấn đề, bị hỏng, bị mất dữ liệu, hãy dừng sử dụng ngay. Sử dụng các phần mềm khôi phục dữ liệu lại chú ý không copy thêm dữ liệu hoặc cứu ngược dữ liệu vào ổ đang mất dữ liệu. Hoặc đem ổ cứng ra các trung tâm cứu dữ liệu để được sửa nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, dưới đây, Cứu Dữ Liệu Bách Khoa cũng sẽ chia sẻ 3 cách để khôi phục dữ liệu bị ghi đè. Mọi người có thể thực hiện ngay tại nhà. 3 cách khôi phục dữ liệu bị ghi đè Sử dụng “Backup and Restore” trên Windows Backup and Restore là một tiện ích giúp bạn khôi phục những dữ liệu không may bị mất trong quá trình sử dụng. Bạn có thể truy cập nó từ Control Panel trong menu Start. Trong “Backup and Restore”, Lựa chọn “Select another backup to restore files from” và chọn dữ liệu mà bạn muốn khôi phục. Tất nhiên, để sử dụng cách này, Windows Backup cụ thể là chức năng system restores của bạn phải được thiết lập sẵn. Vậy nên, việc bật Backup cho Windows rất quan trọng. Nó có thể giúp bạn khôi phục dữ liệu bị mất. Khôi phục dữ liệu từ phiên bản trước của tệp Một cách nữa, bạn có thể sử dụng một tiện ích khác trên Windows. Đối với cách này, bạn cần nhớ chính xác tên và vị trí của tệp gốc. Trong thư mục chứa tệp gốc, bạn tạo một tệp mới trùng tên. Nhấp chuột phải, chọn Properties. Đi đến tab “Previous version”. Bạn tìm và chọn phiên bản mới nhất của file đó, rồi click Copy. Cuối cùng, click nút Restore tại vị trí bạn trọn. Cách này cũng “vô phương cứu chữa” đối với những ai không bật “Files History”. Sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu Tuy nhiên, sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu chỉ an toàn với những ai đã có kinh nghiệm. Nếu không, dữ liệu dễ dàng bị đè và mất hoàn toàn. Nếu không thể thao tác trực tiếp trên Windows, bạn có thể dùng một số phần mềm khôi phục dữ liệu như easeUS, Data Recovery, MiniTool,… Những phần mềm này có phiên bản miễn phí với dung lượng và tính năng giới hạn. Hoặc bạn có thể mua các phiên bản nâng cấp nếu cần thiết.
Nếu bạn không thể sử dụng các phần mềm khôi phục, lựa chọn tốt nhất là đến các trung tâm cứu dữ liệu. Đặc biệt là khi thiết bị của bạn chứa những dữ liệu quan trọng. Tùy theo tình trạng của thiết bị, các nhân viên kỹ thuật sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để lấy dữ liệu. Trong cuộc sống kỹ thuật số ngày nay, việc mất dữ liệu có thể trở thành một cú sốc lớn. Tuy nhiên, đừng vội vàng bỏ cuộc khi dữ liệu của bạn bị ghi đè. Như chúng tôi đã trình bày, có nhiều phương pháp khôi phục dữ liệu đã bị ghi đè mà bạn có thể thử áp dụng. Tuy chúng không đảm bảo thành công tuyệt đối, nhưng ít nhất chúng cung cấp hy vọng cho bạn trong việc phục hồi lại những tệp tin quan trọng. Để tránh tình huống khó khăn này trong tương lai, hãy luôn đề phòng bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và chú ý đến các biện pháp bảo mật. Nhớ rằng, sự chuẩn bị và nhận thức về việc khôi phục dữ liệu có thể giúp bạn vượt qua những thách thức không mong muốn trong cuộc sống kỹ thuật số của mình. Nguồn tại >> Cứu dữ liệu bị đè có được không?
Nhận xét
Đăng nhận xét